Tài khoản
Giỏ hàng 0
0968 444 844

Hotline

0968 444 844
issgroup.vn@gmail.com

Email

issgroup.vn@gmail.com
Tài khoản

Thông tin

Tài khoản
Giỏ hàng

Giỏ hàng

0 sản phẩm
ACLEAN

An toàn lao động trong vệ sinh nhà xưởng và những điều cần lưu ý

03 tháng 06 2019
Dịch Vụ Làm Sạch

AN TOÀN LAO ĐỘNG LÀ GÌ ? VỆ SINH LAO ĐỘNG LÀ GÌ ?

Trong công tác cung cấp dịch vụ vệ sinh nói chung và dịch vụ vệ sinh nhà xưởng chuyên nghiệp nói riêng. Công tác an toàn lao động trong lúc thực hiện công việc là công việc được ưu tiên hàng đầu khi làm việc. Vậy an toàn lao động là gì? và vệ sinh lao động là gì ?

An toàn vệ sinh nhà xưởng trên cao

An toàn lao động là chỉ việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động.

Vệ sinh lao động là chỉ việc ngăn ngừa bệnh tật do những chất độc hại tiếp xúc trong quá trình lao động gây ra đối với nội tạng hoặc gây tử vong cho người lao động.

An toàn lao động và vệ sinh lao động là những chế định của luật lao động bao gồm những quy phạm pháp luật quy định việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, đồng thời duy trì tốt khả năng làm việc lâu dài của người lao động.

An toàn lao động không tốt thì gây ra tai nạn lao động, vệ sinh lao động không tốt thì gây ra bệnh nghề nghiệp.

===>> Quy trình vệ sinh nhà xưởng chuyên nghiệp và an toàn

Vệ sinh nhà xưởng và Ý nghĩa của việc quy định về an toàn trong lao động và vệ sinh lao động

Việc quy định vấn đề an toàn lao động và vệ sinh lao động thành một chế định trong luật lao động có ý nghĩa có ý nghĩa quan trong trong thực tiễn.

  • Trước hết, nó biểu hiện sự quan tâm của nhà nước đối với vấn đề bảo đảm sức khỏe làm việc lâu dài cho người lao động.
  • Thứ hai, các quy định về đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động trong doanh nghiệp phản ánh nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động trong vấn đề bảo đảm sức khỏe cho người lao động. Ví dụ : việc trang bị các phương tiện che chắn trong điều kiện có tiếng ồn, bụi...
  • Thứ ba, nó nhằm đảm bảo các điều kiện vật chất và tinh thần cho người lao động thực hiện tốt nghĩa vụ lao động. Cụ thể, việc tuân theo các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động đòi hỏi người sử dụng lao động trong quá trình sử dụng lao động phải đảm bảo các điều kiện này (Ví dụ: trang bị đồ bảo hộ lao động, thực hiện các chế độ phụ cấp...)

Đối tượng áp dụng chế độ ATLĐ và VSLĐ: Các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động được áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động, mọi công chức, viên chức, mọi người lao động kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc trong các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, trong lực lượng vũ trang và các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam.

Các biện pháp phòng hộ bảo vệ người lao động vệ sinh nhà xưởng chống lại rủi ro

Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân

Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ phương tiện mà trong quá trình lao động, người lao động được trang bị miễn phí để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Người lao động, không phân biệt công dân Việt Nam hay người nước ngoài, trong mọi thành phần kinh tế, làm những công việc, những nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại đều được người sử dụng lao động trang bị các phương tiện cá nhân cần thiết cho việc phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Người lao động có trách nhiệm sử dụng những phương tiện bảo vệ cá nhân để tự bảo vệ mình (như khẩu trang, khăn tay, ủng, giày, kính mũ, nút tai, yếm da, dây an toàn, mặt nạ phòng độc, mặt nạ có bình oxy, quần áo amiăng, quần áo chống a xít, chống phóng xạ, bao phơi... ) và có trách nhiệm bảo quản tốt các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân đúng tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách và phải kiểm tra định kỳ để đánh giá lại chất lượng của các phương tiện đó. Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về những hậu quả xảy ra do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các yêu cầu nói trên.

Khám sức khỏe

Người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi tuyển dụng lao động, và phải bố trí công việc phù hợp với sức khỏe của người lao động. Người lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động (đối với người lao động bình thường ít nhất một lần trong một năm, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại ít nhất 6 tháng một lần).

Người lao động phải được điều trị, điều dưỡng chu đáo khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.

Người sử dụng lao động phải chịu chi phí cho việc kiểm tra, khám sức khỏe nói trên.

Huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động

Trước khi nhận việc và thực hiện công tác vệ sinh nhà xưởng, người lao động phải được huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động ít nhất trong công việc sẽ làm và phải được kiểm tra, huấn luyện bổ sung trong quá trình lao động.

Những nhân viên quản lý công trình vệ sinh nhà xưởng hoặc giám sát khu vực cũng phải được huấn luyện và hướng dẫn về những quy định pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động ít nhất trong ngành sản xuất kinh doanh đang hoạt động

Điều gì sẽ xảy ra nếu người lao động không được bảo vệ an toàn lao động?

Nếu trong môi trường đang thực hiện công tác vệ sinh nhà xưởng và khu vực làm việc độc hại có tiếp xúc trực tiếp với hóa chất mà người lao động không được bảo vệ bởi các biện pháp bảo vệ an toàn lao động cần thiết thì sẽ có thể có rất nhiều hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp tới người tham gia lao động. Các hệ lụy về sức khỏe này có thể thể hiện ngay khi người lao động tiếp xúc với môi trường, hóa chất độc hại cũng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe về lâu dài, cũng có thể sẽ ảnh hưởng tới cả tính mạng của người lao động.

Tùy theo đặc thù sản xuất, lĩnh vực sản xuất mà sẽ có những quy định riêng của pháp luật về an toàn lao động cho các ngành nghề đó, và phạm trù của bảo hộ lao động không chỉ bao gồm các biện pháp bảo vệ trực tiếp cho người lao động mà còn chính là là tiền lương, phụ cấp độc hại, bảo hiểm lao động, thời gian nghỉ ngơi, thời gian làm việc của người lao động,…

Thẻ an toàn lao động là gì?

Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29-12-2005 hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định “Đơn vị tổ chức huấn luyện có trách nhiệm cấp thẻ an toàn lao động cho NLĐ (kể cả NLĐ hành nghề tự do) làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động sau khi NLĐ được huấn luyện lần đầu và kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu”.

Thẻ an toàn lao động còn được cấp trong các trường hợp: Khi tuyển dụng, bố trí công việc lần đầu; khi NLĐ chuyển từ công việc khác về làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động; khi thay đổi máy móc, thiết bị và công nghệ có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động”.

Như vậy, thẻ an toàn lao động có tác dụng chứng nhận NLĐ đã được huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động khi làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Mục lục
Mục lụcNội dung bài viếtx